Nhiệm kỳ Tổng thống Tưởng_Kinh_Quốc

Tưởng chính thức được Quốc hội bầu làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc kế nhiệm Nghiêm Gia Cam vào ngày 20 tháng 5 năm 1978. Ông tái đắc cử năm 1984. Luc đó, Quốc hội bao gồm toàn những nghị sĩ "muôn năm", từng được bầu ra trong giai đoạn 1947-48 trước khi đại lục thất thủ và được giữ ghế vô thời hạn.

Trong những năm đầu nhiệm kỳ, Tưởng duy trì hầu hết những chính sách độc tài của cha mình, tiếp tục cai trị Đài Loan bằng quân đội và luật lệ nghiêm khắc kể từ khi phe Quốc dân rút về đây. Trong một bước đi làm thay đổi những chính sách công nghiệp và kinh tế độc đoán của Tưởng cha, Kinh Quốc tiến hành "14 dự án xây dựng lớn", "10 dự án xây dựng lớn" và "12 dự án phát triển mới", góp phần tạo nên "Phép màu Đài Loan." Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, giúp Đài Loan tăng trưởng 13%/năm, có thu nhập đầu người $4,600, với dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai thế giới. Những chính sách kinh tế của Tưởng Kinh Quốc cũng tương tự với những kế hoạch kinh tế của Stalin ở chỗ nhà nước tăng cường tiết kiệm để tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và những ngành công nghiệp quan trọng. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc khuyến khích và hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển nhất là trong các ngành công nghiệp. Có thể ông đã học Stalin vì ông từng có thời gian dài sống ở Liên Xô tuy nhiên Tưởng Kinh Quốc khác Stalin ở chỗ ông đã kết hợp ưu điểm của kế hoạch và thị trường để tạo ra sự phát triển thần kỳ của Đài Loan.

Tuy nhiên, tháng 12 năm 1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng thừa nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ hợp hiến của Trung Quốc. Theo Đại luật quan hệ Đài Loan, Mỹ vẫn tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng đạo luật này lại cố tình nói mơ hồ về khả năng Mỹ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. Hoa Kỳ cũng chấm dứt mọi liên lạc với chính phủ Tưởng và rút hết quân khỏi hòn đảo.

Trong một nỗ lực đưa thêm nhiều người gốc Đài Loan vào bộ máy hành chính, Tưởng Kinh Quốc đưa viên Tổng cục trưởng Tổng cục Quân chính đầy tham vọng là Tướng Vương Thăng, sang Paraguay làm Đại sứ (tháng 11 năm 1983)[21] và đích thân lựa chọn Lý Đăng Huy làm Phó tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (chính thức được bầu lên vào tháng 5 năm 1984), trở thành ứng cử viên số 1 thừa kế chức vụ Tổng thống.

Năm 1987, Tưởng cuối cùng cũng chấm dứt tình trạng thiết quân luật và cho phép dân Đài Loan viếng thăm người thân tại đại lục. Dưới thời ông, sự kiểm soát chính trị được dỡ bỏ và các đối thủ của Quốc dân đảng không còn bị cấm hội họp công khai hay xuất bản báo chí nữa. Các đảng phái đối lập, dù vẫn còn là bất hợp pháp, được cho phép hình thành mà không bị bắt bớ đàn áp. Khi Đảng Dân Tiến thành lập năm 1986, Tổng thống Tưởng bác bỏ những kiến nghị yêu cầu giải tán đảng này hay trừng phạt các lãnh tụ của đảng, nhưng các ứng cử viên của đảng vẫn phải tranh cử với tư cách độc lập trong phong trào Đảng ngoại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tưởng_Kinh_Quốc http://www.smh.com.au/news/world/a-swans-little-bo... http://books.google.ca/books?id=_5R2fnVZXiwC&pg=PA... http://books.google.com/books?id=4ZpVntUTZfkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=AW9yrtekFRkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=DNqasVI-gWMC http://books.google.com/books?id=FRY0v7AH2ngC&pg=P... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&dq=s... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=YoB35f6HD9gC&pg=P...